Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Bạn biết gì về bệnh trĩ?

Bệnh trĩ, một bệnh của mạch máu tĩnh mạch

Bệnh tĩnh mạch là một bệnh ở mô, thường là do chất lượng kém của mô tĩnh mạch.

Bệnh tĩnh mạch, biểu hiện như là trĩ hoặc suy tĩnh mạch ở chân (nổi gân xanh), là những bệnh thông thường nhất.

Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thì thành tĩnh mạch bị giãn ra.

Những tĩnh mạch bị giãn ra như vậy ở hậu môn thì được gọi là trĩ (cũng còn gọi là dom).

Khi trĩ phát triển to hơn và sưng phồng lên ở hậu môn, chúng có thể lòi ra ngoài hậu môn và khi ta sờ nó có cảm giác mềm mềm (giai đoạn nặng).

 

Cả nam lẫn nữ đều có thể bị trĩ nhất là từ 30 đến 60 tuổi. Cứ 2 người trên 50 tuổi thì có một người bị trĩ (ít nhất 1 lần trong một đời người).

 
Các triệu chứng ra sao?
 
Có 3 cấp độ trĩ:
 

Độ nhẹ: Búi trĩ lúc khởi đầu hình thành do các tĩnh mạch bị giãn ra và ứ đầy máu, chúng vẫn còn nằm bên trong hậu môn.

Nếu bạn thấy có triệu chứng chảy máu ngay sau khi tống xuất phân thì đó là triệu chứng của trĩ độ nhẹ.
 

Độ vừa: Búi trĩ sẽ dần dần lớn ra cho đến khi chúng "sa xuống" hoặc lòi ra ngoài hậu môn khi đi tiêu nhưng "co lên" sau đó một cách tự nhiên khi hết cố rặn.

Ngoài việc chảy máu, bệnh nhân có cảm giác ngứa và nóng, khó chịu ở hậu môn, cảm giác đi tiêu không hoàn toàn. Hậu môn bị sưng đỏ lên.
 

Độ nặng: Búi trĩ lúc nào cũng sa xuống nằm ngoài hậu môn và cần phải dùng tay đẩy vào mới trở lại bên trong được.

Búi trĩ lúc này bị sưng phồng lên, gây đau và dễ dàng chảy máu, nhất là khi phân cứng.

Bệnh nhân có thể không cảm thấy thoải mái khi ngồi, thậm chí bị chảy máu khi ngồi.
 
Tại sao lại bị trĩ?
 
Người ta không biết rõ nguyên nhân chính xác của trĩ. Nó có thể có liên quan đến:
 
- Táo bón: Việc cố gắng khi rặn để tống phân ra có thể tạo một sức ép lên các tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến trĩ.
 
- Thói quen ăn uống không tốt: Thường có liên quan đến việc ăn ít chất xơ, rau quả.
 
- Di truyền: Gia đình, dòng họ có nhiều người bị trĩ.
 
- Thai kỳ, sinh đẻ: Sức ép quá mạnh do kích thước và trọng lượng của bào thai có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
 
Tôi nên làm gì?
 
Tùy vào việc chẩn đoán bệnh trĩ của bạn, việc điều trị có thể sẽ gồm có:
 
- Các biện pháp bảo tồn: Chế độ ăn uống có nhiều chất xơ, rau quả, ngũ cốc, trái cây...
 
- Điều trị tại chỗ: Dùng thuốc mỡ, pommad thoa tại chỗ hoặc tọa dược.
 
- Điều trị bằng thuốc uống: Uống Ginkor fort làm hết các triệu chứng do cơn trĩ cấp (như là chảy máu, đau, sưng nóng, đỏ, ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn) và giúp ngăn ngừa tái phát.
 
- Can thiệp phẫu thuật: Nếu các biện pháp kia thất bại.

(Nguồn: BenhtriNet)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay