Dẫn nhập
Bệnh hen suyễn là một bệnh rất thông thường, gây ra tử vong đáng kể mặc dầu nhiều tiến bộ đã được thực hiện về phương diện định bệnh cũng như điều trị. Sở dĩ có sự mâu thuẫn đó là vì dân
chúng thiếu hiểu biết về bệnh suyễn, nguyên nhân của bệnh, cách đề phòng bệnh kể cả sự kiểm soát môi trường chứa các chất gây dị ứng. Ngoài ra người bệnh chưa được giáo dục đầy đủ về cách dùng thuốc, dùng thuốc cho đúng lúc, cho đúng liều và hơn nữa chưa hiểu rõ sự hiểm nghèo của bệnh cũng như không hiểu rằng mặc dầu bệnh suyễn không thể chữa tuyệt căn được nhưng nó có thể kiểm soát được và người bệnh có thể có một đời sống bình thường.
Bài viết này có mục đích giúp người bị bệnh suyễn hiểu rõ hơn về bệnh cuả họ, cách phòng ngừa bệnh, cách điều-trị, cùng giải thích về bệnh suyễn do hoạt động gây nên và bệnh suyễn xảy ra ban đêm.
Bệnh Hen suyễn
Bệnh hen suyễn là một bệnh phổi kinh-niên trong đó sự hô-hấp trở nên khó khăn. Trong cơn suyễn , màng nhầy cuống phổi bị sưng lên và các bắp thịt cơ trơn trong vách cuống phổi co lại làm cho đường kính cuống phổi teo nhỏ lạị Các tuyến màng nhầy trong cuống phổi sản xuất ra dịch nhầy rất đặc tạo thêm khó khăn cho sự hô hấp. Mặc dầu bệnh hen suyễn không thể chữa tuyêt căn , nhưng những triê.u-chứng cuả nó có thể kiểm soát được qua sự giúp đỡ cuả Bác-sĩ và một chương trình điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Triệu-chứng
Những triệu-chứng cổ điển là thiếu hơi thở, có cảm giác lồng ngực bị co rút lại, thở khò khè và ho.
Định bệnh
Người bị suyễn cần phải đi khám Bác-sĩ. Bác-sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử cuả bệnh nhân và gia đình họ.
Bác sĩ cần nghe phổi của họ và đôi khi thực hiện vài thử nghiệm như đo cơ năng phổi (pulmonary function tests), đếm hồng và bạch huyết cầu (trong trường hợp bệnh suyễn vì dị ứng, loại bạch cầu eosinophile sẽ gia tăng) và tìm ra những chất gây dị ứng bằng các làm những phản ứng thử nghiệm trên da (skin tests ). Để kiểm soát triê.u-chứng Bác-sĩ sẽ cho toa thuốc và người bệnh cần phải nghe theo lời chỉ dẫn cuả BS và báo cáo ngay cho BS sự công hiệu cũng như những phản ứng phụ của thuốc. Người bệnh cần tìm hiểu xem cơn suyễn bị gây nên bởi lý do gì và nên nghe lời BS để cho việc điều trị có hiệu quả .
Nguyên nhân bệnh hen suyễn
Nguyên nhân bệnh suyễn không được rõ. Dường như nó thường xảy ra trong từng gia đình. Người bị bệnh suyễn thường rất mẫn cảm với nhiều chất và với các điều kiện thuộc môi-trường thường không gây bệnh cho người khác.
Những chất gây bệnh suyễn gồm có các chất gây dị ứng (allergens) như phấn hoa, vảy lông của gia-xúc (animal dander ), khói thuốc lá và các mùi mạnh như nước hoa chẳng hạn . Các nguyên nhân khác có thể là thay đổi bất thình lình do khí hậu và nhiệt độ, vài loại thuốc và các chất cho thêm vào thực phẩm (food ađitives).
Cơn suyễn xảy ra về đêm (nocturnal asthma) có thể do nhiều yếu-tố gồm có chất gây dị ứng trong phòng ngủ (con bọ bụi - dust mites), phản ứng chậm với các chất mà người bệnh tiếp xúc thường xuyên trong ngày, chứng khi nước chua trong bao tử chạy ngược lên thực quản (heartburn và reflux ) và ngay cả sự giảm sút nhiệt độ cuả cơ thể trong giấc ngủ.
Cơn suyễn do hoạt động (exercise-induced asthma) thường xảy ra ngay sau khi hoạt động.
Điều tri.
Có hai loại thuốc chính để chữa bệnh hen suyễn :
1. Loại làm nở cuống phổi ( bronchodilators)
2. Loại kháng viêm (anti-inflammatory agents ) .
Loại thứ nhất có tác dụng mau chóng làm rãn nở các bắp thịt làm cuống phổi co rút lại. Chúng làm giảm triê.u-chứng một cách mau chóng và được gọi là thuốc làm nở cuống phổi có tác dụng ngắn ( short-acting brochodilators); ngoài ra còn có loại có thể dùng lâu dài để ngăn chận cơn suyễn, nhưng loại đó không thể dùng để điều -trị cơn suyễn cấp tính (acute asthma attack). Loại thuốc kháng viêm như thuốc thuộc gia đình cortisone và cromolyn có tác dụng chậm hơn loại làm nở cuống phổi và chúng làm giảm thiểu sự sưng màng nhầy cuống phổi.
Người bệnh cần phải đóng một vai trò tích cực trong cuộc điều trị
Điều-trị bệnh suyễn một cách cẩn thận là một cố gắng quan trọng mà người bệnh cần phải thực hiện nếu họ muốn có một cuộc sống bình thường và lành mạnh. Họ cần phải hợp tác chặt chẽ với BS của họ để thiết lập một chương trình chữa trị thích hợp với cá nhân họ và để kiểm soát triê.u-chứng như ăn uống điều độ, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ. Phải tìm hiểu những chất gì gây nên cơn suyễn và tránh tiếp xúc với những chất này. Phải để ý tới những dấu hiệu báo động để có thể xử dụng thuốc một cách mau chóng và có hiệu quả với liều thuốc thích hợp . Hãy bình tĩnh khi triê.u-chứng phát khởi và tìm sự giúp đỡ của thân nhân, bạn bè hoặc BS khi cần đến.
Người bệnh cần tránh những gì?
Để phòng cơn suyễn sẽ dễ hơn khi người bệnh biết rõ những gì gây nên suyễn (asthma triggers).
Hãy thay đổi môi-trường bằng cách loại bỏ các chất kích thích càng nhiều càng tốt. Bệnh suyễn là một bệnh có thể kiểm soát được và nó không ngăn cản bệnh nhân có một cuộc sống bình thường và hoạt động.
Hãy tới thăm BS một cách đều đặn và dùng thuốc đúng cách. Hãy nên nhớ là chính bạn kiểm soát được căn bệnh.
1- Trong nhà
Đối với người bị bệnh suyễn, môi-trường lý tưởng là càng có ít chất gây dị ứng thì càng tốt . Vẫn biết là không thể nào loại bỏ hoàn toàn các chất gây bệnh trong nhà, bạn có thể thực hiện những thay đổi để mang lại một không khí trong sạch hơn.
Dùng máy điều-hoà không khí sẽ giúp ta loại bỏ các chất dị ứng bay trong không khí (aeroallergens).
Nếu không có hệ thống điều hoà không khí trung ương thì gắn máy lạnh ở cửa sổ phòng ngủ cũng là một phương sách tốt. Trong những căn nhà xử dụng hơi nóng thổi từ một hệ thống trung ương (central heating system) dùng một cái lọc hoặc một cái khăn ướt đắp trên lỗ thông hơi có thể ngăn chận được những phân tử bay trong không khí .
Nhà trang hoàng càng sơ sài càng tốt. Hãy gỡ bỏ những đỗ vật dễ đóng bụi. Bàn ghế bọc nệm, màn cửa dầy, thảm trên sàn nhà là những nơi chứa đựïng bụi nhiều nhất. Hãy dùng những bàn ghế dễ lau chùi như là bàn ghế bằng vinyl, những màn cửa có thể lau chùi được và sàn nhà bằng gỗ hoặc linoleum. Khi lau chùi nhà nên dùng một khăn ướt để giữ lấy bụi và tránh không cho bụi
bay vào trong không khí . Trong phòng ngủ nên dùng gối bằng foam thay vì gối có nhồi lông
chim . Hãy bọc nệm và khung giường bằng vải không gây dị ứng. Hãy dùng trải giường bằng vải coton hoặc vải nhân tạo . Hãy tránh những trường hợp làm mốc meo dễ mọc, giữ cho phòng tắm sạch sẽ và khô ráo. Dùng một may giữ độ ẩm (humidifier). Tránh đừng để đồ ăn dư thừa vương
vãi. Hãy làm khô quần áo thật mau chóng. Tránh đừng bầy nhiều cây trồng trong chậu ở trong nhà vì mốc meo dễ mọc trên đất ẩm ướt.
Tránh gia xúc, đặc biệt là mèo vì vảy da và nước miếng xúc vật đặc biệt dễ gây dị ứng .
Không nên hút thuốc và yêu cầu không ai hút thuốc trong nhà.
Nếu những cố gắng trên không thể thực hiện được, nên chỉ định những nơi ngoài nhà cho gia xúc và những người hút thuốc hoặc ít nhất là những phòng cách xa phòng ngủ, như vậy bệnh nhân sẽ có nơi rút lui khi cần thiết.
2- Nơi làm việc
Dùng hệ thống điều-hòa không khí sẽ có hiệu quả để giảm thiểu những chất gây dị ứng bay trong không khí; những máy lọc không khí sẽ giúp cho không khí thêm trong lành với điều kiện là chúng được dùng đúng cách và được bảo trì kỹ càng. Một khi b/n đã phát giác ra chất gì có thể gây cơn suyễn, họ cần tránh tiếp xúc với chất đó. Những mùi vị mạnh, khói thuốc lá, hóa-chất sẽ làm triê.u-chứng suyễn nặng thêm.
Áp trạng (stress) cũng là một yếu-tố quan trọng gây nên cơn suyễn. Sự lo nghĩ, căng thẳng tinh thần cũng có th làm cơ trơn cuống phổi co lại, làm hô hấp trở nên khó khăn. Hãy dùng phương pháp giảm thiểu ứng xuất để tựï đem thoải mái cho mình và kiểm soát được bệnh suyễn.
Bệnh suyễn do Thực Phẩm và Dược phẩm gây nên
Cơn suyễn có thể do đồ ăn hoặc thuốc mà bạn dùng gây nên. Thư.c-phẩm có thêm hóa-chất như sulfites được thêm vào đồ ăn để giữ được lâu (preservatives) gồm có trái cây khô, nước vắt trái cây, rau và rượu vang (rượu chát). Những thư.c-phẩm khác có thể gây nên dị ứng và đưa tới cơn suyễn, ví dụ phó mát, các sản-phẩm làm ra từ sữa trái cây như cam, quýt và chanh, cà chua, đồ biển và ngô /bắp.
Những dược phẩm có thể gây nên cơn suyễn:
a. Aspirin ( acetylsalicylic acid ) và các loại thuốc có chứa đựïng Aspirin có thể gây nên cơn suyễn , đặc biệt đối với bê.nh-nhân hay bị xoang-viêm (sinusitis) hoặc bệnh có thịt dư trong mũi (nasal polyposis).
b. Loại thuốc kháng - Beta (Beta-blockers) như Inderal (propanolol Hcl) và Lopressor (metoprolol tartrate ) dùng để trị chứng thiên đầu thống (migraine headache), áp huyết cao, chứng tim đập quá mau ( tachycardia ), chứng run lật bật (tremor) và bệnh tăng áp xuất trong mắt (glaucoma).
Vì vậy người bị bệnh suyễn phải luôn luôn theo lời chỉ dẫn cuả BS hay DS. Họ cần hỏi kỹ xem thực-phẩm hay dược-phẩm nào cần phải tránh không xử dụng. Họ không nên dùng thuốc gì ngoài thuốc trị suyễn nếu không hỏi BS hoặc DS trước. Họ cần phải thông báo cho BS biết ngay khi bị những phản ứng bất thường đối với đồ ăn hoặc thuốc.
Bệnh suyễn do tập thể dục gây nên
Đối với một số người, tập thể dục là nguyên nhân duy nhất gây nên cơn suyễn. Bệnh này xảy ra khi cuống phổi co lại vài phút sau khi tập thể dục. Thường thì cơn suyễn đạt tới cao điểm độ 5 tới 10 phút sau khi ngưng tập và kéo dài thêm 20 tới 30 phút. Nếu không được chữa trị bệnh đó có thể gây trở ngại trong cuộc sống và cản trở không cho người bệnh tham gia những hoạt động mà họ ưa thích. Những cơn suyễn đó chỉ kéo dài vài phút thôi nhưng chúng có thể gây nên sợ hãi và làm cho người bệnh giới hạn sự hoạt động một cách không cần thiết.
Làm thế nào để kiểm soát cơn suyễn do tập thể dục gây nên?
Mục đích cuả sự chữa trị là làm sao cho bệnh nhân tham gia những hoạt động cơ thể mà không bị triê.u-chứng suyễn. Bệnh nhân cần phải hợp tác với BS để thiết lập một chương trình chữa trị và kiểm soát căn bệnh. Sau đây là một vài phương sách cần được bổ túc cho chương trình:
Bệnh nhân cần giữ một nhật ký về những hoạt động trong ngày, ghi lại những lúc nào có triê.u-chứng và những phương sách gì đã xử dụng để giảm thiểu triê.u-chứng. Hãy cùng với BS đọc lại nhật ký đó đó có thể ước lượng sự hữu hiệu cuả cuộc điều-trị.
Bệnh nhân cần bàn với BS về thời gian nào thích hợp để dùng thuốc đối với lúc tập thể dục.
B/n cần ước lượng mức độ hoạt động đương thời và tính toán những loại hoạt động nào mà họ có thể thựïc hiện được và thời gian mà họ có thể thực hiện những hoạt động trên. B/n cần cho BS biết trước khi gia tăng sự tham gia của họ vào những hoạt động trên và thử những hoạt động mới .
B/n cần gia tăng hoạt động dần dần và nghỉ ngơi nếu cần trong khi tập luyện. Những động tác để làm ấm thân thể trước và làm mát dần thân thể sau khi tập luyện cần phải được áp dụng. B/n cần phải cho thân nhân, bạn bè và ngay cả giáo-sư cũng như cộng-sự viên biết về bệnh suyễn của mình. Sự hiểu biết về căn bệnh và những phương sách để giúp đỡ khi có triệu-chứng sẽ mang lại sự nâng đỡ khi cần thiết.
Cơn suyễn xẩy ra ban đêm
Cơn suyễn xảy ra ban đêm là những triệu-chứng suyễn phát khởi vào buổi tối hoặc vào những giờ sớm ban mai. Nó có thể gây cho b/n bị kiệt sức vì triệu-chứng có thể rất nặng và dĩ nhiên là giấc ngủ bị gián đoạn. Nó có thể xảy ra mỗi đêm, vài đêm trong một tuần hoặc một lần trong tuần, thường thì giữa nửa đêm và 8 giỡ sáng. Người ta đã phát giác ra rằng những thay đổi về cơ năng phổi theo một khuôn mẫu hoặc nhịp độ đặc biệt căn cứ trên một chu-kỳ 24 tiếng . Sự thay đổi này được gọi là chu-trình sinh học hoặc thay đổi trong 24 giờ . Kết quả những cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng cuống phổi những người bị suyễn mẫn cảm vào những giờ sớm ban mai (4 giờ sáng) hơn là vào những giờ buổi trưa (4 giờ trưa). Tuy nhiên, chu trình đó liên hệ tới thời gian mà người bệnh ngủ trong ngày. Ví dụ một người làm ca đêm và ngủ vào ban ngày sẽ lên cơn suyễn vào buổi trưa khi đang ngủ.
Nguyên-nhân gây cơn suyễn ban đêm
Cơn suyễn xảy ra ban đêm là kết quả cuả sự phối hợp những yếu-tố sau đây:
1. Yếu-tố dị ứng: Sựï tiếp xúc với một vài chất gây dị ứng vào ban ngày có thể gây nên cơn
suyễn nhiều giờ sau trong giấc ngủ . Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng nguy cơ lên cơn
suyễn càng tăng nếu sự tiếp xúc với chất gây dị ứng xảy ra vào buổi chiều.
2.Viêm: Đối với một vài b/n, sự sưng màng nhày cuống phổi gia tăng ban đêm; nó là kết quả cuả sự thay đổi các hoá -chất trong cơ thể trong chu kỳ 24 giờ .
3. Nhiệt độ khí quản bị giảm thiểu (airway cooling): Sự tiếp xúc với lạnh có thể gây nên cơn suyễn . Nhiệt độ thân mình giảm đi trong giấc ngủ, vì vậy cơn suyễn có thể phát ra trong đêm tối.
4. Những phân-tiết trong khí quản (airway secretions): Bệnh xoang-viêm kinh-niên (chronic sinusitis) và nước mũi chảy xuống khí quản có thể gây nên triệu-chứng suyễn về đêm.
5. Bệnh ngưng thở trong giấc ngủ (sleep apnea): Đó là một chứng bệnh trong đó sự hô hấp bị gián đoạn trong những thời-gian rất ngắn trong giấc ngủ. Nó thường xảy ra trong đường khí quản ở trên (upper airways) và có thể gây nên cơn suyễn.
6. Những yếu-tố tuần hoàn (circulatory factors): Hiện nay nhiều cuộc nghiên cứu về các kích thích tố và các hóa-chất lưu chuểyn trong cơ thể đang được thực hiện . Các chất đó cũng theo một chu trình 24 giờ và phù hợp với những thay đổi của cơ năng phổi về ban đêm .
7. Chứng GERD (gastro-esophageal reflux disease) - bệnh gây nên khi chất chua trong bao tử chạy ngược lên thực quản) còn gọi là reflux hay heartburn cũng có thể gây nên cơn suyễn khi chất acid trong bao tử kích thích thực quản.
Làm sao để kiểm soát cơn suyễn xảy ra ban đêm
Mục đích cuả sự điều-trị bệnh suyễn xảy ra ban đêm là phòng ngừa những triê.u-chứng có thể làm gián đoạn chu trình giấc ngủ. B/n cần hợp tác với BS để thực hiện một chương trình chữa trị hữu hiệu để giúp họ có một đời sống bình thường và lành mạnh. BS cuả họ sẽ căn cứ quyết đinh
dùng thuốc để chữa trị cơn suyễn xảy ra ban đêm trên sự thường có và sự trầm trọng cuả triê.u-chứng. Một vài loại thuốc có tác dụng kéo dài hơn loại khác hoặc thực hiện được nồng độ cao nhất vào những lúc mong muốn giúp cho sự kiểm soát triệu-chứng được khả quan hơn. Vài loại thuốc khác hữu hiệu hơn nếu được dùng ngay trước khi đi ngủ. Vì lý do đó mà b/n cần phải tuân theo lời chỉ dẫn cuả BS về cách xử dụng thuốc.
Nếu b/n bị xoang-viêm, họ cần phải được chữa trị cho dứt vì bệnh suyễn sẽ bớt nhiều.
Nếu sự giảm nhiệt độ thân thể gây nên cơn suyễn, b/n nên thở không khí ẩm được hơ cho ấm trong khi ngủ.
Nếu b/n bị chứng ngưng thở trong giấc ngủ, họ cần theo lời chỉ dẫn cuả BS để kiểm soát chứng trên.
Một vài đề nghị như thay đổi vị trí thân mình khi nằm ngủ, dùng thuốc hoặc một vật dụng để giữ cho cuống họng mở cũng giúp được một phần chứng ngưng thở. Sau cùng b/n cần tránh sự tiếp xúc với những chất gây dị ứng nào đó mà họ biết là có thể gây nên cơn suyễn. Điều này rất quan
trọng đặc biệt là vào những gi buổi chiều vì nguy cơ cơn suyễn xảy ra thường gia tăng vào ban đêm.
(Theo B.S. Trịnh Cường // Tudienthuoc)