Con trai tôi 22 tháng, cách đây 3 tháng được phát hiện bị hen suyễn bậc 1. Lần đầu cháu nằm viện 1 tuần xông khí dung và sau hơn 1 tháng thì tái phạt Lần này cũng nằm 1 tuần. Bác sĩ điều trị tư vấn mua máy và thuốc về nhà dùng. Nhưng tôi chưa hiểu hết về liều dùng dự phòng và dùng cắt cơn. Xin quý báo cho tôi biết các xài thuốc gì để cắt cơn và có nên mua máy khí dung về nhà xài không? (Nguyễn Thị Thúy Hằng)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Hen suyễn là một loại bệnh dị ứng ở đường hô hấp do thần kinh phế vị bị kích thích dẫn đến xuất tiết đởm giải, phù nề niêm mạc và co thắt khí quản. Cả 3 yếu tố nầy tác động làm ngăn nghẹt đường thở khiến người bệnh thở dốc, thở ra khó, phải rút vai thót bụng để thở nhưng thở vẫn khó khăn, mệt nhọc vì khí quản bị thu nhỏ và đàm trọc ngăn bế.
Thuốc cắt cơn không hiệu quả, hoặc hiệu quả kéo dài không lâu, trẻ vẫn thở nhanh và khó khăn, hoặc có các triệu chứng như nói không nổi, môi và móng tay hoặc chân tím tái; cánh mũi phập phồng, co kéo hõm ức, hõm trên xương đòn, hõm trên các xương sườn… Ngoài ra hen, suyễn là một dạng bệnh mãn tính, tuy chưa thể trị dứt hẳn được, nhưng hoàn tòan có thể kiểm sóat tốt trong hầu hết các trường hợp nếu có sự hợp tác tốt giữa thầy thuốc và người bệnh. Thuốc cắt cơn hen: Là thuốc thuộc nhóm cường giao cảm beta 2, tác dụng nhanh, dạng hít (RAIBA = Rapid Acting Inhaled Beta 2 Agonist), là thuốc hàng đầu, vì thuốc có tác dụng khởi phát nhanh nhất (3-5 phút), kéo dài trong 4-6 giờ, ít tác dụng phụ nhất, so với các dạng thuốc uống hoặc tiêm. Ví dụ như Salbutamol (Ventolin), nhất là dạng hít định liều MDT (Meter Dose Inhaler) rất nhỏ gọn, tiện dụng, có thể mang luôn theo bên mình như bửu bối phòng thân; Với trẻ dưới 5 tuổi, có thể gắn dụng cụ MTD này vào máy hít của trẻ (Baby haler) có mặt nạ mềm và hệ thống van giúp cho bé dễ dàng hít.
Nếu dùng cho trẻ em, nên lưu ý là máy có phù hợp với tuổi của trẻ hay không (qua việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng).
Một trong những tiêu chí để chọn thiết bị trên là chỉ số khí dung, tính bằng lượng dung dịch thuốc được đưa vào cơ thể trong một phút. Trong các sản phẩm có chỉ số khí dung cao giúp đem lại cảm giác dễ chịu cho người dùng một cách nhanh chóng, chẳng hạn như CX, CX4 của Omron (400 mg/phút).
Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi kỹ đại lý bán hàng là khi hỏng một số linh kiện như mặt nạ xông, ống hít đường mũi, ống dẫn khí, ống ngậm... thì có thể mua lại được của chính hãng đó hay không.
Cách sử dụng máy phun khí dung an toàn: Tắt máy trước khi rút phích cắm khỏi ổ điện. Khi tay ẩm ướt, không nên chạm vào máy. Không để máy phun khí dung chạy không, phải tắt máy và cắt nguồn điện khi không sử dụng.
Khi xông thuốc, nên ngồi với tư thế thoải mái, để đường hô hấp của bạn không bị co lại và để việc xông hơi sẽ đạt kết quả tốt. Mỗi lần xông không nên quá 15 phút. Thở chậm và sâu để thuốc có thể ngấm tới các phần sâu của phế quản. Nín thở một lúc, sau đó thở ra chậm chậm.
Trước khi dùng máy phun khí dung để trị liệu, nên hỏi bác sĩ về đơn thuốc, liều lượng, thời gian và tần suất xông.
Cần ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin C, magnesium và những acid béo Omega 3. Người ta nhận thấy việc thiếu vitamin C phối hợp với điều kiện không khí ô nhiểm làm gia tăng những trường hợp bệnh suyển, đặc biệt là đối với trẻ em.
Chúc bạn thành công.
(Theo thuốc & biệt dược)