Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu

 I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG DANH MỤC:

1. Mục tiêu:

Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;

Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh;

Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế;

Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.

2. Nguyên tắc:

Danh mục thuốc chủ yếu xây dựng trên cơ sở Danh mục thuốc thiết yếu của ViệtNamvà của Tổ chức Y tế thế giới hiện hành;

Có hiệu quả trong điều trị

Không đưa vào Danh mục các thuốc nằm trong diện khuyến cáo không nên sử dụng của Tổ chức Y tế thế giới, của Bộ Y tế Việt Nam hay thuốc lạc hậu và có nhiều tác dụng phụ;

Thuốc Y học cổ truyền: ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất tại ViệtNam,

Các chế phẩm cổ phương, thuốc có công thức trong Dược điển Việt Nam, thuốc giữ được phương pháp bào chế truyền thống đồng thời bảo đảm dạng dùng thích hợp cho sử dụng, bảo quản và lưu thông phân phối.

II. CẤU TRÚC CỦA DANH MỤC:

1. Danh mục thuốc tân dược:

Tên thuốc: Ghi theo tên generic và theo quy định của Dược thư quốc gia ViệtNam;

Số lượng thuốc: 750 thuốc/hoạt chất;

Danh mục được sắp xếp theo mã ATC (Giải phẫu - Điều trị - Hóa học);

Danh mục thuốc có 7 cột như sau

a) Số thứ tự: Đánh số theo tên thuốc/hoạt chất. (thuốc có hai thành phần trở lên được đánh theo kí hiệu a,b,c,... sau thứ tự của thuốc/ hoạt chất)

b) Tên thuốc/hoạt chất

c) Đường dùng, dạng dùng

d) Sử dụng cho bệnh viện Hạng Đặc biệt và Hạng 1

đ) Sử dụng cho bệnh viện Hạng 2

e) Sử dụng cho bệnh viện Hạng 3 và Hạng 4

f) Sử dụng cho phòng khám đa khoa và các cơ sở y tế có bác sĩ

2. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu

Tên thuốc: Ghi theo tên gốc và xếp thứ tự theo vần chữ cái A, B,C...

Số lượng thuốc: 57 thuốc

3. Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền

Tên thuốc: Ghi tên chung với thuốc cổ phương, ghi tên riêng với thuốc không có tên chung.

Số lượng: 95 chế phẩm được phân thành 11 nhóm theo tác dụng dược lý của thuốc.

4. Danh mục vị thuốc y học cổ truyền:

Tên vị thuốc và tên khoa học của vị thuốc ghi theo quy định của Dược điển ViệtNam.

Số lượng: 237 vị thuốc được phân thành 26 nhóm theo tác dụng dược lý của thuốc.

III. QUY ĐỊNH SỬ DỤNG DANH MỤC THUỐC:

Các thuốc được sử dụng khi được cấp phép lưu hành tại ViệtNam.

Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng cho các bệnh viện (bao gồm cả viện có giường bệnh trực thuộc Bộ), phòng khám đa khoa, các cơ sở y tế có bác sĩ.

Các cơ sở y tế không có bác sĩ dùng theo Bản hướng dẫn sử dụng Danh mục thuốc thiết yếu hiện hành do Bộ Y tế ban hành.

1. Thuốc trong Danh mục:

Thuốc tân dược:

  • Sử dụng theo quy định phân hạng bệnh viện, thuốc chuyên khoa được sử dụng theo phân cấp quản lý và thực hành kỹ thuật y tế.
  • Các thuốc có ký hiệu (*) là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm không có hiệu quả điều trị và phải được hội chẩn (trừtrường hợp cấp cứu).
  • Thuốc được xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác đều được thanh toán nếu có chỉ định hoặc tác dụng dược lýđã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã cấp.
  • Các thuốc điều trị đặc hiệu bệnh phong, tâm thần, động kinh, vừa có trong Danh mục vừa được chương trình cấp thuốc thì sử dụng theo hướng dẫn của các chương trình.

Thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu

  • Áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khoa Y học hạt nhân, Ungbướu hoặc điều trị tia xạ.
  • Thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu thuộc Danh mục phải kiểm soát đặc biệt vì vậy việc cung ứng, sử dụngvà quản lý phải thực hiện theo đúng qui định, quy chế về Dược và phải tuân thủ các qui định hiện hành về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Thuốc chế phẩm và vị thuốc y học cổ truyền:

  • Sử dụng cho tất cả các tuyến khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải phù hợp với khả năng chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.
  • Hội chẩn khi sử dụng vị thuốc Nhân sâm, chế phẩm có Linh chi, chế phẩm có Nhân sâm.

2. Thuốc ngoài Danh mục:

Được phép sử dụng trong bệnh viện các thuốc chuyên khoa do bệnh viện pha chế và phải đảm bảo chất lượng theo quy định. Trường hợp bệnh viện chuyên khoa không có điều kiện pha chế một số thuốc chuyên khoa và thị trường không có thuốc đó, thì được phép nhượng lại thuốc do bệnh viện khác pha chế đảm bảo chất lượng để sử dụng cho người bệnh.

Thuốc tân dược: Thuốc thành phẩm có phối hợp nhiều đơn chất được Bảo hiểm y tế thanh toán nếu các đơn chất đều có trong Danh mục. Đối với bệnh viện hạng 3 làm được các kỹ thuật phẫu thuật như bệnh viện hạng 1 và 2 thì được sử dụng thuốc cho người bệnh phẫu thuật như thuốc của bệnh viện hạng 1 và 2 (danh sách bệnh viện hạng 3 và danh mục các thuốc được sử dụng do Sở Y tế thống nhất với cơ quan Bảo hiểm Xã hội trên địa bàn quy định).

Thuốc Y học cổ truyền: Được sử dụng các chế phẩm thay thế do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) khi chế phẩm đó được cấp số đăng ký còn hiệu lực và có công thức hoặc công dụng tương tự thuốc cần thay thế có trong Danh mục.

3. Các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh ngoài công lập:

Căn cứ tuyến chuyên môn kỹ thuật và các dich vụ kỹ thuật được thực hiện tại đơn vị mình , các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập thống nhất với cơ quan Bảo hiểm Xã hội danh mục thuốc để thanh toán cho người bệnh bảo hiểm y tế phù hợp với tính chất chuyên môn và tương đương với phân hạng của bệnh viện công lập.

4. Xây dựng Danh mục thuốc thành phẩm cụ thể sử dụng trong bệnh viện và thanh toán tiền thuốc cho người bệnh:

Căn cứ vào Danh mục thuốc và quy định sử dụng Danh mục thuốc, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế), Giám đốc bệnh viện lựa chọn cụ thể tên thành phẩm của thuốc theo nguyên tắc đã nêu trên; Ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

Căn cứ các văn bản hướng dẫn về thu viện phí, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thanh toán tiền thuốc trực tiếp với người bệnh tự chi trả một phần viện phí. Đối với người bệnh bảo hiểm y tế sử dụng thuốc ngoài Danh mục thì Giám đốc bệnh viện thống nhất với Giám đốc cơ quan Bảo hiểm Xã hội để thanh toán tiền thuốc cho người bệnh bảo hiểm y tế phù hợp với quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế. Trường hợp các thuốc được các chương trình, dự án cấp thì không thanh toán.

Danh mục này sẽ được sửa đổi, bổ sung nếu nhu cầu sử dụng thuốc thực tế có thay đổi.

(Theo cimsi)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay